Nhập Đề 

Con Đường Trước Mặt

 

          Qúi bạn trẻ thân mến,

          Vào dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 8, tổ chức tại Denver, Colorado, Hoa Kỳ, 8/1993, tôi đă gửi đến qúi bạn cuốn "Đời Thênh Thang Sống". Nội dung của cuốn "Đời Thênh Thang Sống" này gồm có 7 chương, diễn giải về ư nghĩa cuộc đời. Tiêu đề của 7 chương sách này có thể nói là 7 câu khẩu huyết: Sống động là tăng trưởng tầm vóc, Lương tri là ơn gọi làm người, Niềm tin là văn hóa thần linh, Tự do là làm chủ cuộc đời, B́nh an là tràn đầy sức sống, Yêu thương là bản tính hoàn thiện, và Hạnh phúc là viên măn yêu thương. Tŕnh bày một nội dung về nhân sinh như vậy, tôi đă có ư viết cuốn "Đời Thênh Thang Sống" để chia sẻ với chung giới trẻ, không phân biệt tôn giáo.

          Thế nhưng, lần này, tôi xin được chia sẻ riêng với giới trẻ Việt Nam Công Giáo, qua cuốn sách đang được hân hạnh nằm ở trong tay của qúi bạn đây: "Giới Trẻ Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng".

          Qúi bạn trẻ rất mến thương,

          Theo đầu óc hay ṭ ṃ và đặc tính thích khám phá của tuổi trẻ, chắc qúi bạn muốn biết tôi là ai và tại sao tôi lại biên soạn cuốn sách này cho riêng qúi bạn phải không? Vâng, tôi xin thưa với qúi bạn ngay đây.

 

          Trước hết: Tôi là ai?

          Qúi bạn thân mến, tôi xin thú thật, tôi là một con người, về thể xác, đang ở vào tuổi thu, và về tâm thần, đang ở vào tuổi xuân. Chắc qúi bạn có thể hiểu được "tuổi xuân" là ǵ, nhờ đó có thể đoán được "tuổi thu" ra sao. Trong cuốn "Đời Thênh Thang Sống", trang 14, nếu bạn nào đọc th́ sẽ nhớ, tôi đă tạm chia cuộc đời con người sống trên trần gian này ra làm 4 thời kỳ, giống như trời đất có 4 mùa xuân, hạ, thu và đông vậy. Tuổi xuân từ 1 đến 20, tuổi hạ từ 21 đến 40, tuổi thu từ 41 đến 60, và tuổi đông từ 61 trở lên.

          Như thế qúi bạn đă nhận ra được tôi không phải là "đồng bọn" của ḿnh phải không. Đúng thế, về tuổi đời, tôi đă sống được gần một nửa thế kỷ rồi qúi bạn ạ. Tôi đă trải qua tuổi xuân mộng ước và tuổi hạ hăng say của qúi bạn mất rồi. Theo tiến tŕnh của cuộc đời, giờ đây tôi đă phải đeo kính lăo và tóc đă chớm hoa râm. Ấy thế mà, chính trong lúc tuổi thu này đây, tôi lại cảm thấy tinh thần của ḿnh hồi xuân lạ lùng. Bằng không tôi đă không thích gần giới trẻ, nhất là lại được một nhóm giới trẻ tiếp nhận, cho tôi "nhập bọn" sinh hoạt với họ cả 5 năm nay (từ năm 1991), sinh hoạt hằng tuần, hằng tháng, hằng năm với họ.   

          Nếu qúi bạn muốn biết thêm về qúa tŕnh tôi đă làm bạn với giới trẻ như thế nào, xin qúi bạn đọc cuốn "Tông Đồ Giới Trẻ" mà tôi viết để chia sẻ với thành phần c̣n thiết tha yêu thương giới trẻ, về cảm nghiệm cũng như về những sinh hoạt phục vụ giới trẻ để giúp họ có thể vượt qua ngưỡng cửa hy vọng. Như thế, qúi bạn đă rơ phần nào lư do tại sao tôi soạn riêng cuốn sách "Giới Trẻ Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng" này cho qúi bạn, một cuốn sách được biên soạn ngay sau cuốn "Tông Đồ Giới Trẻ", nhưng lại được xuất bản cùng một lúc với cuốn này.

 

          Sau đây tôi xin tŕnh bày về lư do tại sao tôi biên soạn cuốn "Giới Trẻ Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng".

          Qúi bạn trẻ rất mến thân, sở dĩ tôi biên soạn cuốn "Giới Trẻ Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng" này cho riêng qúi bạn, bởi v́ thời điểm mà chúng ta là người Kitô hữu đang sống đây là thời điểm "Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến" (phần một của cuốn sách), một thời điểm mà chúng ta cần phải "Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng" (phần hai của cuốn sách).

          Thật vậy, qúi bạn trẻ à, người Kitô hữu chúng ta đang sống vào thời điểm "Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến" (The Coming Third Millennium). Nghĩa là chúng ta đă sống qua gần hết 2000 năm kể từ khi Chúa Kitô giáng sinh rồi đó qúi bạn. Chỉ c̣n ba năm cuối cùng nữa thôi, 1997, 1998 và 1999, là chúng ta tới năm 2000, để rồi, từ ngưỡng cửa của năm 2000, chúng ta bắt đầu bước vào ngàn năm thứ ba. Thế nhưng, 2000 năm đây là 2000 năm ǵ hả qúi bạn, nếu không phải là 2000 năm Kitô giáo nói riêng và lịch sử thế giới nói chung, mà Chúa Kitô, hay mầu nhiệm Người nhập thể cũng vậy, là trung tâm điểm.           

Do đó, như qúi bạn thấy, lịch sử nói chung, kể từ Chúa Kitô, các biến cố xẩy ra có tính cách quốc gia hay quốc tế, và các nhân vật danh tiếng nhất thế giới, như các vị anh hùng dân tộc hay giáo tổ của các đạo giáo, đều được chia tính như sau: B.C. (Before Christ), tức trước Chúa Kitô, và A.D. (Anno Domini), tức sau Chúa Kitô. Như thế, niên lịch Kitô giáo, mà hầu như toàn thể thế giới đang theo đây, không phải là chứng cớ hiển nhiên nói lên sự kiện lịch sử về việc Chúa Kitô qủa thật đă sinh ra hay sao qúi bạn?

          Bởi vậy, qúi bạn đừng sợ ḿnh đang tin và theo một Thần Tượng, có tính cách huyền thoại, hay đang yêu mến và tôn thờ một Ngẫu Tượng, có tính cách nhân tạo. Trái lại, chính nhờ Đức Kitô, hay nhờ Phúc Âm của Người cũng thế, mà thế giới, sau thời điểm Người giáng sinh, dần dần mới có được một bộ mặt "văn minh yêu thương - civilization of love" (ĐTC Phaolô VI), một bộ mặt văn minh chiếu giăi "giới răn mới" (Jn.13:34) của Người như ngày nay. Trong diễn từ ngỏ với hội nghị của hội đồng giám mục Ư ngày 9-5-1996, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă nói lên nguồn gốc và tác dụng của văn hóa Kitô giáo như sau:

          "Từ việc chiêm ngắm mầu nhiệm của Thiên Chúa, Đấng mạc khải chính ḿnh cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô, làm phát sinh một nhân sinh quan (vision of man) về ơn gọi trần thế và cánh chung của họ (of his earthly and eschatological vocation), cũng như về những mối liên hệ xă hội của họ, một nhân sinh quan mở màn cho một nền văn hóa và văn minh Kitô giáo. Đây là điều mà Công Đồng Chung Vaticanô II đă dạy khi kêu gọi chúng ta nhận ra nơi Chúa Giêsu Kitô 'chiếc ch́a khóa, trung tâm điểm và tiêu đích cho toàn thể lịch sử của con người' (hiến chế Gaudium et Spes, đoạn 10), để nhờ đó, khởi sự từ ơn gọi thần linh và đời đời của con người, chúng ta có thể đáp ứng trong việc thực hiện tiến tŕnh trọng đại của việc chuyển hướng văn hóa (the great cultural transition) liên hệ đến toàn thể gia đ́nh nhân loại. Thật vậy, Phúc Âm là một động lực canh tân nơi những công cuộc của trần thế vậy". (trích dịch từ L'Osservatore Romano, ấn bản Anh Ngữ, số 21, phát hành ngày 22-5-1996, đoạn 3).

          Tuy nhiên, kể từ thập niên 1960, lịch sử loài người bắt đầu nồng nặc mùi "văn hóa tử vong - culture of death" (ĐTC Gioan-Phaolô II). Đến nỗi, việc tái phúc âm hóa (re-evangelization) của Giáo Hội Công Giáo trở thành một sứ mệnh khẩn trương và cấp thiết hơn bao giờ hết. Mà đối tượng chính của việc tái phúc âm hóa này lại là Âu Châu, nơi đă truyền bá văn hóa Kitô giáo khắp thế giới. Cũng trong bài diễn từ chia sẻ với hội nghị của hội đồng giám mục Ư, (như vừa được trích dẫn trên đây), để tiếp nối đoạn văn trên, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă nhận định và khích lệ dự án của các ngài trong việc tái phúc âm hóa như sau:

          "Thế nên, ở Hội Nghị Palermo, qúi huynh đă có lư đặt nền tảng cho một dự án về văn hóa theo chiều hướng Kitô giáo (a cultural project with a Christian orientation), một dự án mà giờ đây qúi huynh có ư định khai triển để rồi dần dần mang ra thực hiện. Đây là một điểm hệ trọng then chốt cho việc phúc âm hóa: chỉ khi nào qúi huynh thực hiện một cuộc loan báo Chúa Kitô một cách dứt khoát hơn nữa, qúi huynh mới có thể đối lại được với những trào lưu làm bại hoại Kitô giáo (the trends of dechristianization) là những ǵ đang tấn công ngay cả đất nước có một truyền thống đức tin 2000 năm như nước Ư" (trích dịch từ L'Osservatore Romano, ấn bản Anh Ngữ, số 21, phát hành ngày 22-5-1996, đoạn 3).

 

          Phải chăng việc "tái phúc âm hóa" này của Giáo Hội đă ngầm nói lên t́nh trạng "đèn của chúng tôi đă hết dầu" (Mt.25:8), một t́nh trạng đă được Chúa Kitô tiên báo và cảnh giác các môn đệ của Người, trong khi Người nói với các vị về ngày tận thế: "Khi Con Người đến, liệu Người có c̣n t́m thấy đức tin trên thế gian này không?" (Lk.18:8). T́nh trạng cây đèn đức tin, v́ hết dầu đức cậy, nên ngọn lửa đức mến tắt đi, như các bạn hiện thấy hiện nay, tôi đă viết trong cuốn "Hận Thù Quyết Thắng", xuất bản ngày 13/5/1996, trang 456, như sau:

          "Những hiện tượng đang xẩy ra cho thấy, từ hậu bán thế kỷ 20 này, khởi sự từ thập niên 1960, con người bắt đầu đi vào giai đoạn 'lịch sử mùa đông'. Mùa đông là mùa lạnh lẽo và tối tăm, những biểu tượng của sự chết. Hơn bao giờ hết, ngày nay người ta trực tiếp ra tay giết nhau: các cường quốc giết nhau qua hai trận đại chiến I và II; các chủng tộc giết nhau như đang diễn ra ở Âu Châu cũng như Phi Châu; thậm chí các thày thuốc làm nghề cứu nhân độ thế cũng biến thành thợ giết bệnh nhân 'v́ nhân đạo', giết thai nhi v́ tôn trọng quyền tự do (pro-choice) của người mẹ v.v. Người ta giết nhau như thế là do t́nh trạng 'lạnh', lạnh kiểu 'thương hàn', lạnh từ trong ra, lạnh t́nh, lạnh cảm. Họ không c̣n biết yêu, đúng hơn, không có t́nh yêu: 'Ai không yêu thương th́ ở trong sự chết. Ai ghét anh em ḿnh là kẻ sát nhân' (1Jn.3:14-15)".

          Mầu sắc và khí thế của một "văn hóa tử vong" hiện nay đang diễn ra trong thế kỷ 20 này, mà qúi bạn chính là những chứng nhân lịch sử đang sống ở vào hạ bán thập niên cuối cùng của thế kỷ, đă nói lên những ǵ? Phải chăng, nó có ư nói rằng, văn hóa Kitô giáo của chúng ta, trước "văn hóa tử vong", đă hoàn toàn lỗi thời (out of date), hay thậm chí nó không phải là một thứ văn hóa chân thật nhất và thiện hảo nhất, do đó, ngày nay nó đă sụp đổ, giống như biến cố Cộng Sản Đông Âu cuối năm 1989 vậy?

          Ngược lại, cũng có thể đặt vấn đề như thế này, sở dĩ lịch sư,û ở vào thế kỷ 20 nói chung và hậu bán thế kỷ này nói riêng, đang thoi thóp như hấp hối chết trong mùa đông "văn hóa tử vong" như thế, chính là v́ con người đă ĺa bỏ văn hóa Kitô giáo, một văn hóa đă làm nên "văn minh yêu thương" cho cả 20 thế kỷ qua??

          Thật thế, nếu "đức tin hoạt động qua đức mến" (Gal.5:6), th́ giải đáp thứ hai trên đây về t́nh trạng "văn hóa tử vong" rất là chính xác. Điều này có nghĩa là, chỉ v́ con người đă mất đi hay không c̣n sống theo "đức tin" Kitô giáo nữa. nên con người ở vào giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ 20 này, hơn bao giờ hết, chẳng những cảm thấy tự nhiên dễ ghen ghét và được quyền công khai ghét nhau, (điển h́nh nhất là hiện tượng vợ chồng được phép ly dị), và được quyền sát hại nhau công cộng, (điển h́nh nhất là mẹ được phép phá thai), là tất cả những ǵ phản lại với "đức mến" Kitô giáo.            

          Thế nhưng, "đức tin" Kitô giáo của chúng ta là ǵ, nếu không phải là việc chúng ta "nhận biết và chấp nhận" (Jn.1:10-11) Đức Kitô là "Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Jn.1:14). Thế nhưng, Đức Kitô lịch sử đó, những con người đang ở vào thời khoa học thực nghiệm như chúng ta đây, không được trực tiếp nh́n thấy, nghe thấy và chạm đến Người (x.1Jn.1:1), như thành phần mang danh tông đồ được Người chọn để làm chứng nhân cho Người. Chính các vị tông đồ là thành phần được Người trực tiếp tỏ ḿnh ra cho mà c̣n có vị "phản bội Thày" (Jn.13:21), "tất cả bỏ Người tẩu thoát" (Mk.14:50) khi Người bị bắt mang đi, thậm chí có vị trắng trợn "chối bỏ Thày 3 lần" (Mt.26:34) nữa ḱa.

          Hiện tượng "tông đồ phản chứng" này nghĩa là ǵ qúi bạn, nếu không phải là một chứng cớ hiển nhiên cho chúng ta thấy hay sao: "Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và muôn đời vẫn là một" (Heb.13:8)? Tức là, Chúa Kitô chẳng những là một nhân vật lịch sử mà c̣n là một nhân vật thần linh nữa, một nhân vật chỉ có đức tin mới chấp nhận được thôi. Nếu Chúa Kitô là một nhân vật lịch sử chỉ có đức tin mới chấp nhận được thôi, th́ qủa thật "Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và muôn đời vẫn là một". Người là một chẳng những đối với các tông đồ xưa mà c̣n với chúng ta ngày nay, sau các ngài cả 2000 năm.

          Thế nhưng, Kitô hữu chúng ta phải làm sao mới có thể nhận ra một Đức Kitô đích thực của ḿnh, một Đức Kitô mà ḿnh đă "tin và chịu phép rửa" (Mk.16:16), để không sợ bị theo "tên phản Kitô" (1Jn.2:22;4:3;2Jn.7), đúng như Chúa Kitô đă cảnh giác chúng ta trong Phúc Âm: "Hăy giữ ḿnh. Các con đừng để ai đánh lừa. Sẽ có nhiều người mạo danh Thày mà đến và xưng ḿnh: 'Ta là Đức Kitố!'" (Mt.24:4-5).

 

          Qúi bạn trẻ thân mến, về vấn đề này, vấn đề "phải làm sao mới có thể nhận ra Chúa Kitô đích thực để mà theo", các bạn có phúc lắm đấy nhé. Qúi bạn có biết tại sao không? Bởi v́, chính vị chủ chiên tối cao hiện nay đang đích thân đứng ra trực tiếp chăn dắt qúi bạn đó, qúi bạn có nhận thấy điều này chăng?

          Thật vậy, trong đoàn chiên Giáo Hội của Chúa, qúi bạn thật sự là một "đàn nhỏ - Little flock" (Lk.12:32). Chính v́ qúi bạn trẻ là "đàn nhỏ" trong đoàn chiên của Chúa như thế, một "đàn nhỏ" lạc lơng giữa một thế giới đầy cạm bậy đang ở vào mùa đông "văn hóa tử vong" này, mà qúi bạn đă được vị chủ chăn lưu ư nhất. Đến nỗi, chính ngài phải đứng ra làm linh hướng cho qúi bạn, để dẫn "đàn nhỏ" qúi bạn có thể "Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng", mà tiến sang ngàn năm thứ ba.

          Ngài đă chẳng khẳng quyết điều này là ǵ trong điệp văn đề ngày 8/5/1996, gửi cho đức hồng y Eduardo Pronio, chủ tịch Hội Đồng Giáo Dân của Ṭa Thánh, nhân dịp khóa học hội về Những Ngày Giới Trẻ Thế Giới, được tổ chức tại Balan 13-16/5/1996:

          "Việc mục vụ chăm sóc cho giới trẻ là một trong những ưu tiên của Giáo Hội trước ngưỡng cửa của ngàn năm thứ ba" (trích dịch từ L'Osservatore Romano, ấn bản Anh Ngữ, số 25, phát hành ngày 19-6-1996).

          Này nhé, vị chủ chăn của Giáo Hội Công Giáo, vị thay mặt Chúa Kitô trên trần gian, đă không đích thân trực tiếp dẫn dắt "đàn nhỏ" của qúi bạn là ǵ, như những dẫn chứng tôi xin cống hiến cho qúi bạn thấy rơ sau đây:              

          - Trước hết, khi ngài giải đáp tất cả những thắc mắc của giới trẻ trên thế giới muốn hỏi ngài (xin xem chương 6).

          - Thứ đến, khi ngài đến tham dự các Ngày Giới Trẻ Thế Giới hằng năm với qúi bạn (xin xem chương 7), một biến cố có tầm vóc quốc tế do chính ngài khởi xướng và hướng dẫn.

          - Sau nữa, khi ngài chọn lựa và khai triển các chủ đề cho Ngày Giới Trẻ Hằng Năm rồi công bố cho qúi bạn học hỏi và áp dụng vào cuộc sống của ḿnh (xin xem chương 8 và 9).

          - Sau hết, khi ngài phác cho qúi bạn, và chỉ một ḿnh "đàn nhỏ" qúi bạn trong cả đoàn chiên mới được, nguyên trọn bộ chủ đề 4 năm, từ năm 1997 đến đúng năm 2000 (xin xem chương 10), để qúi bạn có thể cùng với toàn thể Giáo Hội dọn mừng Đại Năm Thánh 2000 và có thể hy vọng bước sang ngàn năm thứ ba.

          Thế nhưng, qúi bạn đừng tưởng vị chủ chăn tối cao của Giáo Hội chú trọng đến qúi bạn như vậy chỉ v́ ngài lo bảo vệ "đàn nhỏ" giới trẻ qúi bạn khỏi bị nguy tử thôi, mà ngài c̣n đặt kỳ vọng rất nhiều ở nơi qúi bạn nữa đó, qúi bạn ạ. Bởi v́, theo ngài, như ngài nói đến qúi bạn trong phần kết của tông thư "Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến" (Tertio Millennio Adveniente) của ngài là: "Tương lai của thế giới và của Giáo Hội thuộc về thế hệ trẻ, về những người mà sinh vào thế kỷ này sẽ trưỏng thành ở thể kỷ sau, thế kỷ đầu của một tân thiên niên" (Trích dịch từ The Pope Speaks, Vol.40, No.2, 3-4/1995, đoạn 58).

          Bởûi thế, cũng trong điệp văn gửi cho đức hồng y Eduardo Pronio, chủ tịch Hội Đồng Giáo Dân của Ṭa Thánh, dịp khóa học hội về Những Ngày Giới Trẻ Thế Giới, được tổ chức tại Balan 13-16/5/1996, ngài đă tỏ rơ ước muốn của ngài là:

          "Với ḷng nhiệt thành và hăng say của ḿnh, giới trẻ cần được khích lệ để trở nên 'những đấu thủ đứng hàng đầu (protagonists) trong việc truyền bá phúc âm và là những thủ công viên tinh xảo (craftsmen) trong việc canh tân xă hội' (tông huấn Người Tín Hữu Giáo Dân, đoạn 46). Có như thế, giới trẻ, thành phần mà nơi họ Giáo Hội nhận thấy nét trẻ trung của ḿnh như là một Hiền Thê của Chúa Kitô (x.Eph.5:22-33), chẳng những được phúc âm hóa mà c̣n trở nên chính những nhà truyền bá Phúc Âm cho những người đồng thời với ḿnh nữa, bao gồm cả những người ở ngoài Giáo Hội và cả những ai chưa được nghe thấy Tin Mừng" (trích dịch từ L'Osservatore Romano, ấn bản Anh Ngữ, số 25, phát hành ngày 19-6-1996).

          Mục đích mà vị chủ chăn tối cao đă hết ḷng chăn dẫn và coi sóc "đàn nhỏ" giới trẻ của ngài như thế là để làm ǵ thưa qúi bạn, nếu không phải, như chính ngài đă xác định trong cùng một đoạn kết của tông thư "Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến", đó là: "Để (qúi bạn) làm Người (Chúa Kitô) hiện diện ở thế kỷ tới, cũng như ở những thế kỷ sau đó, cho đến tận cùng thời gian: Chúa Giêsu hôm qua, hôm nay và muôn đời vẫn là một". (Trích dịch từ The Pope Speaks, Vol.40, No.2, 3-4/1995, đoạn 58).

          Con Đuờng Trước Mặt của qúi bạn là như thế. Nếu qúi bạn muốn "vượt qua ngưỡng cửa hy vọng", kể từ lúc này, lúc mà "ngàn năm thứ ba đang đến", xin qúi bạn hăy nghiền ngẫm và học hỏi với nhau những lời của vị chủ chăn tối cao viết gửi hay nói với "đàn nhỏ" giới trẻ của qúi bạn, qua những văn liệu mà tôi đă nghiên cứu và soạn dịch cho qúi bạn trong tập sách nhỏ này đây, để qúi bạn trẻ rất mến thương của tôi có thể dùng nó làm Hành Trang Lên Đường (xin xem phần tổng kết).

          Xin Chúa Kitô "là Đường dẫn (bạn) đến cùng Cha" (Jn.14:6), là "Ánh Sáng sự sống" cho qúi bạn (Jn.8:12), và là "Sự Sống viên măn" (Jn.10:10) của qúi bạn!

          Xin qúi bạn thương cầu cho tôi.

 

         

Tổng Giáo Phận Los Angeles ngày 16-10-1996,

Kỷ niệm 18 ĐTC Gioan-Phaolô II được bầu làm GH.

                          Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL